Lớp 9 khiến nhiều học sinh không khỏi áp lực tìm cách “tăng tốc về đích” vì vừa là năm cuối cấp trung học cơ sở, vừa là giai đoạn then chốt để chuẩn bị cho kỳ thi vào lớp 10.
Thấu hiểu nỗi lo lắng này, dưới đây là định hướng những nội dung quan trọng mà học sinh lớp 9 cần tập trung.
Nắm vững kiến thức các môn học trong chương trình lớp 9
Căn cứ theo Chương trình Giáo dục Phổ thông tổng thể ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT, học sinh lớp 9 theo chương trình mới sẽ học 12 môn bắt buộc, bao gồm:
- Ngữ văn
- Toán
- Ngoại ngữ 1 (Tiếng Anh hoặc ngoại ngữ khác theo chương trình của trường)
- Giáo dục công dân
- Lịch sử và Địa lý
- Khoa học tự nhiên (Bao gồm các môn Vật lý, Hóa học, Sinh học)
- Công nghệ
- Tin học
- Giáo dục thể chất
- Nghệ thuật (Âm nhạc, Mỹ thuật)
- Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp
- Nội dung giáo dục của địa phương

Bên cạnh các môn học bắt buộc, học sinh có thể đăng ký thêm các môn tự chọn như:
- Tiếng dân tộc thiểu số
- Ngoại ngữ 2
Như vậy, chương trình lớp 9 bao gồm 12 môn học bắt buộc cùng các hoạt động giáo dục đi kèm, đồng thời học sinh có thể lựa chọn thêm 2 môn tự chọn.
Ôn luyện chuyên sâu các môn thi tuyển sinh lớp 10
Đối với học sinh lớp 9, mục tiêu quan trọng nhất là kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10. Nội dung thi chủ yếu xoay quanh chương trình THCS do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, trọng tâm là kiến thức lớp 9.
Vậy, học sinh lớp 9 cần học những gì để đạt kết quả tuyển sinh vào lớp 10 tốt nhất? Để có câu trả lời chính xác, hãy cùng tìm hiểu về cấu trúc các môn thi tuyển sinh vào lớp 10 và các phương thức xét tuyển phổ biến hiện nay.
Cấu trúc môn thi vào lớp 10
Tùy theo từng tỉnh/thành phố, kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 sẽ có số lượng môn thi và tổ hợp môn thi khác nhau. Trong những năm gần đây, hầu hết các tỉnh vẫn duy trì phương án tuyển sinh với 3 môn chính:
- Ngữ văn: Thi theo hình thức tự luận, thời gian làm bài 120 phút.
- Toán: Thi theo hình thức trắc nghiệm kết hợp tự luận, thời gian làm bài 90 phút.
- Tiếng Anh: Thi theo hình thức trắc nghiệm, thời gian làm bài 60 phút.

Riêng với môn ngoại ngữ, học sinh không học liên tục trong 4 năm (từ lớp 6 đến lớp 9) có thể được thi môn thay thế, thường là Sinh học.
Đối với các trường chuyên hoặc hệ đào tạo đặc biệt, ngoài các môn thi bắt buộc, học sinh sẽ cần thi thêm một môn chuyên tự chọn. Ví dụ:
- Nếu thi chuyên Lý, học sinh sẽ thi Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh và Lý.
- Nếu thi chuyên Hóa, tổ hợp thi bao gồm Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh và Hóa.
Các môn chuyên thường có đề thi khó hơn, đòi hỏi học sinh có nền tảng kiến thức vững chắc và khả năng tư duy tốt.
>>> Có thể bạn quan tâm: Chinh phục điểm 10 cùng gia sư dạy toán lớp 9 tại nhà
Hình thức xét tuyển thay thế
Hiện nay, một số trường THPT không tổ chức thi tuyển mà xét tuyển dựa trên kết quả học tập ở bậc THCS. Do đó, thay vì học tủ, học lệch, học sinh cần duy trì thành tích ổn định ở tất cả các môn nhằm có một học bạ đẹp để nâng cao cơ hội trúng tuyển vào lớp 10.

Lời khuyên: Để chinh phục kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 một cách suôn sẻ, học sinh nên có lộ trình ôn luyện phù hợp. Nếu cần sự hỗ trợ chuyên sâu, Học viện Gia sư The TutorX sẵn sàng giúp con bạn hệ thống lại kiến thức, nâng cao kỹ năng làm bài thi và đạt kết quả ưng ý nhất.
Chú trọng phát triển kỹ năng mềm
Bên cạnh kiến thức, học sinh lớp 9 cũng cần phát triển kỹ năng mềm để học tập và thi cử hiệu quả hơn. Dưới đây là những kỹ năng quan trọng mà học sinh lớp 9 nên rèn luyện:
- Quản lý thời gian
- Giao tiếp và làm việc nhóm
- Tư duy phản biện
- Kiểm soát cảm xúc
Hy vọng rằng qua những chia sẻ trên, bạn đã có đáp án cho câu hỏi "Lớp 9 cần học những gì?". Lớp 9 là thời điểm mà cả học sinh và phụ huynh cần suy nghĩ về hướng đi tiếp theo:
- Học nghề hay tiếp tục học THPT?
- Thi vào trường công lập hay trường dân lập?
- Thi vào trường thường hay trường chuyên?
Nếu học sinh cần hỗ trợ định hướng học tập, hãy liên hệ ngay với The TutorX.
- Hotline: 056 388 3979
- Facebook: https://www.facebook.com/thetutorX.vn