NỖ LỰC ẢO LÀ GÌ? 5 CÁCH ĐỂ BẠN THOÁT KHỎI NỖ LỰC ẢO

TutorX Library
NỖ LỰC ẢO LÀ GÌ? 5 CÁCH ĐỂ BẠN THOÁT KHỎI NỖ LỰC ẢO
19/07/2024
Trong thời đại công nghệ số ngày nay, thuật ngữ "nỗ lực ảo" ngày càng phổ biến và gây tranh cãi. Đây là hiện tượng khi con người dành nhiều thời gian và công sức cho các hoạt động trực tuyến nhưng không mang lại giá trị thực tế. Bài viết này sẽ phân tích sâu về khái niệm nỗ lực ảo, tác động của nó đến cuộc sống hiện đại và cách nhận biết để tránh lãng phí nguồn lực quý giá của chúng ta.

    Nỗ lực ảo là gì?

    Nỗ lực được định nghĩa là cố gắng hết sức, tức là việc bạn cố gắng, kiên trì và chăm chỉ rất nhiều lần so với những gì bạn có để theo đuổi những mục tiêu, đam mê của bản thân. Ngược lại, nỗ lực ảo chính là khi bạn biết rằng mình cần phải nỗ lực nhưng sự thật thì nó chỉ là cảm giác của bạn, chứ không phải là hành động thực sự.

    no-luc-ao-la-gi.png (472 KB)
    Nỗ lực ảo là thực trạng thường gặp ở giới trẻ

    Nỗ lực ảo là khi chúng ta nhận ra sự quan trọng của một công việc, lên kế hoạch để thực hiện nó nhưng lại không thực sự đạt được điều đó. Thay vì tập trung vào những việc cần làm, chúng ta lại dành quá nhiều thời gian vào những việc không quan trọng, cuối cùng không đạt được kết quả như mong đợi.

    Ví dụ, bạn đặt ra cho mình rất nhiều mục tiêu, công việc cần phải làm như đọc sách hay học tiếng Anh, nhưng thay vì cố gắng kiên trì để làm tốt, bạn lại sao nhãng vào các hoạt động khác. Đôi khi bạn có làm, có thực hiện nhưng lại không tới nơi tới chốn.

    Nỗ lực ảo khác nỗ lực thật như thế nào?

    "Nỗ lực ảo" chỉ dừng lại ở mức lập kế hoạch và ý định, trong khi "nỗ lực thật" đòi hỏi sự kiên định, kỷ luật và hành động liên tục. Nỗ lực ảo mang đến cho bạn cảm giác tự ti và bất an vì bản thân các bạn biết sự cần thiết của mục tiếu và việc đó. Mặc dù bạn biết điều đó nhưng vì những thú vui nhất thời bạn đã bỏ quên mục tiêu. Ngược lại, nỗ lực thật mang đến cho bạn cảm giác thoả mãn và tự tin khi hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ đã đặt ra.

    Lập kế hoạch là quan trọng, nhưng nếu không có thực thi, những nỗ lực sẽ chỉ trở thành ảo ảnh và tồn tại trong suy nghĩ thôi. Bạn cần học cách chuyển hóa ý định thành hành động, tập trung vào những việc thiết yếu và kiên trì thực hiện để đạt được kết quả đáng mong đợi.

    no-luc-ao-khac-no-luc-that-nhu-the-nao.png (1.28 MB)
    Sự khác biệt giữa nỗ lực ảo và nỗ lực thật

    Dấu hiệu nhận biết bạn đang nỗ lực ảo

    Dấu hiệu dễ nhận biết nhất mà bạn có thể nhận biết đó chính là những kế hoạch, mục tiêu và dự định của các bạn chỉ dừng lại trên giấy tờ, lý thuyết mà không thật sự đi vào thực tế. Bạn có thể đặt ra các mục tiêu như: Đọc sách 30 phút mỗi ngày, tập thể dục ít nhất 3 lần/ tuần, làm bài tập tiếng Anh vào cuối tuần,...Tuy nhiên đến thời gian đó, bạn chỉ mãi mê lướt mạng xã hội, tự trấn an “ ngày mai rồi làm” và “ngày mai đó” không bao giờ đến.

    Một trường hợp khác là bạn có ý thức việc mình đang buông thả bản thân là không đúng kế hoạch và có thực hiện bước đầu tiên của kế hoạch, dự định nhưng rồi lại bỏ dở ngay sau đó. 

    Điều này có thể dễ thấy được qua những lần bạn lên kế hoạch đọc 1 quyển sách mỗi tháng và bỏ quên luôn ý định đó sau khi đọc được 5 trang đầu tiên. Ngoài ra, bạn cũng đang rơi vào nỗ lực ảo khi mà vừa vào bạn học được 3 phút lại chơi điện thoại 2 tiếng, rồi bỏ ngang việc học.
    Ngoài ra, bạn nhận thấy cần phải nâng cao kiến thức và kỹ năng ngay lập tức, vì vậy đã đầu tư vào một loạt các khóa học trực tuyến. Tuy nhiên, sau khi xem qua vài video, bạn đã nhanh chóng chán nản và chuyển sang các hoạt động giải trí khác. Những cuốn sách cũ vẫn chất đống trên kệ, trong khi bạn lại tiếp tục mua thêm nhiều tài liệu mới.

    Bên cạnh đó, bạn cũng tích lũy hàng loạt tài liệu, bài chia sẻ từ các fanpage, hội nhóm trên Facebook. Mặc dù nhận thấy chúng hữu ích, nhưng số lần bạn đọc lại và áp dụng chúng vẫn đếm trên đầu ngón tay.

    5-dau-hieu-nhan-biet-ban-dang-no-luc-ao.png (150 KB)
    Nỗ lực ảo chỉ nghĩ ra kế hoạch ở trong đầu mà không thực hiện

    Cách để ngừng nỗ lực ảo

    Để thoát khỏi nỗ lực ảo hoàn toàn và bứt phá tiềm năng của mình là điều không dễ dàng, các bạn phải rèn luyện và đánh giá mỗi ngày tính kỷ luật và kiểm soát bản thân. Sau đây là các bước bạn có thể áp dụng để thoát khỏi bẫy nỗ lực ảo và giải phóng hết tiềm năng của mình để thật sự năng suất trong học tập và làm việc:

    Bước 1: Xác định mục tiêu cụ thể và khả thi

    Bạn có thể áp dụng mô hình SMART có các yếu tố cụ thể, đo lường được, có thể đạt được, thực tế và giới hạn thời gian trong việc việc đặt mục tiêu. Mặt khác, mục tiêu cũng nên được chia nhỏ ra theo giai đoạn thời gian nhỏ để có thể kiểm soát sát sao hơn.

    Bước 2: Loại bỏ những yếu tố gây gián đoạn và sao nhãng việc tập trung

    Bạn nên tắt thông báo về tin tức giải trí trên điện thoại di động, điều chỉnh lại không gian làm việc tránh xa giường, yên tĩnh và thoáng mát,... Những điều trên giúp bạn tập trung hoàn thành công việc hơn, dễ khơi gợi động lực bên trong khi bắt đầu thực hiện mục tiêu.

    cach-de-ngung-no-luc-ao.png (424 KB)
    Cố gắng bỏ qua các yếu tố làm xao nhãng

    Bước 3: Lập một danh sách các việc cần làm theo thứ tự ưu tiên

    Việc lựa chọn thứ tự ưu tiên của nhiệm vụ cần hoàn thành sẽ giúp bạn tập trung thực hiện, rõ ràng trang quá trình, dễ theo dõi tiến độ thực hiện. 

    Bước 4: Thường xuyên tự đánh giá tiến độ thực hiện kế hoạch và điều chỉnh nếu cần thiết

    Bạn cần đánh giá những việc cần làm mỗi tối cuối ngày để dễ đo lường và điều chỉnh kế hoạch. Khi đó kế hoạch đạt được mục tiêu lớn ban đầu sẽ dễ đo lường và điều chỉnh khi có yếu tố ngoài kiểm soát như bạn có cuộc hẹn đột xuất hoặc người thân nhờ phụ giúp việc nhà. 

    Bước 5: Nhờ những người đáng tin cậy giúp đỡ bạn duy trì kỷ luật khi thực hiện kế hoạch

    Chẳng hạn, khi học tập với gia sư của The TutorX bạn được gia sư theo dõi sát sao tiến độ học, tạo động lực khi học tập. Gia sư của The TutorX cũng là trợ thủ đắc lực trong việc duy trì kỷ luật và đưa ra lời khuyên hữu ích. 

    KẾT LUẬN

    Nỗ lực ảo đang âm thầm ăn mòn chúng ta từng ngày, khiến chúng ta trở thành những người luôn có ý định tốt, lập ra vô số kế hoạch, nhưng lại không thể chuyển hóa chúng thành hành động cụ thể.
    Điều này diễn ra trong thời gian dài sẽ khiến bạn trở thành một người nói suông, kiềm hãm khả năng bên trong của chính mình. Bên cạnh đó, bạn sẽ mắc kẹt trong vòng luẩn quẩn của việc tích lũy kiến thức mà không vận dụng, chúng ta sẽ dần mất đi động lực và tự tin, cảm thấy bế tắc trước những mục tiêu của bản thân.

    The TutorX Việt Nam - Giỏi hơn mỗi giờ

    CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM: BỎ TÚI 4 CÁCH RÈN LUYỆN TƯ DUY LOGIC HIỆU QUẢ TRONG HỌC TẬP

    Bài viết tương tự