TỔNG HỢP CÁC PHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC VÔ CƠ LỚP 12 ĐẦY ĐỦ NHẤT

Tin tức
TỔNG HỢP CÁC PHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC VÔ CƠ LỚP 12 ĐẦY ĐỦ NHẤT
10/05/2025

    Trong chương trình Hóa học lớp 12, hệ thống phương trình hóa học vô cơ giữ vai trò then chốt, đặc biệt đối với những học sinh đang trong giai đoạn ôn luyện cho kỳ thi Tốt nghiệp THPT và xét tuyển đại học.

    Hiểu được tầm quan trọng đó, Học viện Gia sư The TutorX đã tổng hợp đã tổng hợp các phương trình hóa học vô cơ lớp 12 tiêu biểu trong bài viết dưới đây. Hãy tham khảo để học tập và ôn thi hiệu quả hơn nhé.

    Có Mấy Loại Phương Trình Hóa Học Vô Cơ Lớp 12?

    Phương trình hóa học là cách biểu diễn bằng kí hiệu hóa học của một phản ứng hóa học thực sự xảy ra. Nói cách khác, chỉ khi phản ứng thực sự diễn ra thì mới có thể thiết lập được phương trình hóa học tương ứng.

    Trong chương trình Hóa học lớp 12, các loại phản ứng hóa học vô cơ thường gặp là:

    • Phản ứng Oxi hóa - Khử
    • Phản ứng Axit - Bazơ
    • Phản ứng tạo kết tủa
    • Phản ứng trao đổi ion
    • Phản ứng điều chế
    • Phản ứng nhiệt phân
    • Phản ứng thủy phân
    • Phản ứng phân hủy
    • Phản ứng hóa hợp

    Tương ứng với mỗi loại phản ứng kể trên sẽ có các phương trình hóa học vô cơ lớp 12 đi kèm.

    Danh Sách Phương Trình Hóa Học Vô Cơ Lớp 12 Thường Gặp

    Phương Trình Phản Ứng Oxi Hóa - Khử

    Phản ứng oxi hóa - khử là quá trình chuyển electron giữa các chất, dẫn đến sự thay đổi số oxi hóa của nguyên tố tham gia. Chất nhường electron được gọi là chất khử, chất nhận electron gọi là chất oxi hóa.

    Đặc điểm của phản ứng này là luôn tồn tại đồng thời quá trình oxi hóa và khử; có thể phân thành phản ứng thông thường (giữa hai chất khác nhau) và nội phân (trong cùng một phân tử).

    Ví dụ:

    • Fe₂O₃ + 3CO → 2Fe + 3CO₂
    • 2Fe²⁺ + H₂O₂ + 2H⁺ → 2Fe³⁺ + 2H₂O

    >>> Xem thêm: Chất bị oxi hóa là gì?

    Phương Trình Phản Ứng Axit - Bazơ

    Phản ứng axit - bazơ (phản ứng trung hòa) xảy ra khi một axit (cho H⁺) tác dụng với một bazơ (cho OH⁻), tạo thành muối và nước.

    Đặc điểm của phương trình phản ứng axit - bazơ là không thay đổi số oxi hóa; thường tỏa nhiệt; có thể xảy ra giữa axit với bazơ, axit với oxit bazơ, axit với muối.

    Ví dụ:

    • HCl + NaOH → NaCl + H₂O
    • H₂SO₄ + 2KOH → K₂SO₄ + 2H₂O 

    Phương Trình Phản Ứng Trao Đổi Ion

    Phản ứng trao đổi ion là phản ứng xảy ra giữa các chất điện li trong dung dịch, trong đó các ion của các chất tham gia hoán đổi vị trí cho nhau, tạo thành các chất mới.

    Phản ứng này chỉ xảy ra khi có ít nhất một sản phẩm thỏa mãn một trong các điều kiện sau:

    • Tạo thành chất kết tủa
    • Tạo thành chất bay hơi (khí)
    • Tạo thành chất điện li yếu hoặc không điện li

    Ví dụ:

    • Na₂CO₃ + 2HCl → 2NaCl + CO₂↑ + H₂O 
    • CuSO₄ + 2NaOH → Cu(OH)₂↓ + Na₂SO₄

    Phương Trình Phản Ứng Tạo Kết Tủa

    Phản ứng tạo kết tủa là phản ứng xảy ra giữa hai ion trong các chất tan kết hợp với nhau tạo thành một chất không tan - gọi là kết tủa.

    Nói cách khác, đây là một dạng phản ứng trao đổi ion trong dung dịch nhưng chỉ xảy ra khi sản phẩm tạo thành không tan trong nước.

    Ví dụ:

    • AgNO₃ + NaCl → AgCl↓ (trắng) + NaNO₃ 
    • BaCl₂ + Na₂SO₄ → BaSO₄↓ (trắng) + 2NaCl 

    Phương Trình Phản Ứng Điều Chế

    Phản ứng điều chế được sử dụng nhằm mục đích tạo ra một chất cụ thể từ những chất ban đầu có sẵn.

    Ví dụ:

    • Fe₂O₃ + 3CO → 2Fe + 3CO₂ 
    • Cr₂O₃ + 2Al → 2Cr + Al₂O₃

    Phương Trình Phản Ứng Nhiệt Phân

    Khi một chất bị phân hủy thành hai hay nhiều chất mới dưới tác dụng của nhiệt độ cao, người ta gọi đó là phản ứng nhiệt phân. Đặc điểm của phản ứng nhiệt phân là không cần sự tham gia của chất phản ứng thứ hai.

    Ví dụ:

    • CaCO₃ → CaO + CO₂↑ 
    • 2KClO₃ → 2KCl + 3O₂↑ (xúc tác MnO₂)

    Phương Trình Phản Ứng Thủy Phân

    Phản ứng thủy phân là quá trình mà nước “chen ngang” vào một chất, làm cho chất đó bị tách nhỏ ra hoặc thay đổi cấu trúc thành các sản phẩm khác.

    Ví dụ:

    • NaAlO₂ + 2H₂O → Na⁺ + Al(OH)₃↓ + OH⁻ 
    • NH₄Cl + H₂O ⇌ NH₄⁺ + Cl⁻

    Phương Trình Phản Ứng Phân Hủy

    Phản ứng phân hủy là quá trình một chất (thường là hợp chất phức tạp) bị phân tách thành các thành phần đơn giản hơn dưới tác dụng của nhiệt, ánh sáng hoặc các tác nhân hóa học khác.

    Ví dụ:

    • 2H₂O₂ → 2H₂O + O₂↑ 
    • NH₄NO₂ → N₂↑ + 2H₂O

    Phương Trình Phản Ứng Hóa Hợp

    Phản ứng hóa hợp là quá trình hai hoặc nhiều chất kết hợp lại để tạo thành một hợp chất mới.

    Ví dụ:

    • S + O₂ → SO₂ 
    • 2H₂ + O₂ → 2H₂O

    Vừa rồi, chúng ta đã cùng nhau khám phá những phương trình hóa học vô cơ lớp 12 tiêu biểu. Tuy nhiên trên thực tế, kho tàng kiến thức Hóa học còn rộng lớn hơn thế với vô vàn phương trình khác chuyên sâu hơn. 

    Để nắm vững bản chất và hiểu sâu kiến thức, hãy đăng ký dịch vụ gia sư chất lượng cao của Học viện Gia sư The TutorX. Chúng tôi cam kết giúp học sinh vững vàng trong từng bước tiến. 

    Liên hệ ngay hotline 056 388 3979 để nhận tư vấn miễn phí và bắt đầu hành trình học tập hiệu quả!

    Bài viết tương tự
    Hotline
    zalo